Wednesday, March 30, 2011

Australian dollar hits 29-year high on commodity demand

Australian dollar hits 29-year high on commodity demand

Click to play
Advertisement

Watch Sean Callow from Westpac Banking in Sydney explain why the Australian dollar is soaring so high.
Continue reading the main story
Global Economy

* Eurozone bail-out deal is agreed
* Fed chair to face press scrutiny
* Irish economy in 1.6% contraction
* Japan rebuilding to cost 25tn yen

The Australian dollar has risen to a 29-year high against the US dollar as demand for the country's commodities continues to grow.

It rose as high as $1.0318 in trading on Wednesday, the highest since the currency was freely floated in 1983.

There has been a steady demand for Australian commodities from growing economies like China and India.

High interest rates and relatively low inflation have also seen investors pump money into the country.

Australia's economy grew by 2.7% in 2010 and analysts say it could grow at an even faster pace this year.

This has seen the demand for its currency rise as investors look to enter the Australian market.
Positive sentiment

The recent natural disasters in Australia, New Zealand and Japan had seen a sharp fall in market sentiment as investors worried about their impact on regional and global growth.
Continue reading the main story
“Start Quote

The fact that it can rebound despite the recent disasters will only encourage investors to anticipate further gains”

End Quote Sean Callow Westpac Bank

However, as the full impact of these disasters becomes clear, investors are optimistic that countries and companies will be able to cope with the rebuilding costs.

This has seen stock markets bounce back and commodity prices rise again.

Analysts say a positive global sentiment has a big impact on Australian markets.

"Given its dependence on exports, the Australian economy gets affected the most by global sentiment," said Sean Callow of Westpac Bank in Sydney.

"The turnaround is especially being felt in the commodity markets with prices rising once again," he added.

Mr Callow said that is boosting investor confidence in the Australian economy and could push the Australian currency even higher.

"The fact that it can rebound despite the recent disasters will only encourage investors to anticipate further gains," he said.
Insurance payments
Australia bank notes Demand for Australian dollars has been rising as investors look to bring money into the country

Early this year the Australian states of Queensland and Victoria were affected by severe flooding which was described as 'biblical' by one of the senior government officials.

Insurance companies are facing claims worth hundreds of millions of dollars from customers due to the damage caused.

Analysts say that it is likely many Australian insurance companies may have reinsured their risk with global insurers.

They say these foreign insurance companies are having to buy Australian dollars in order to make payments to customers, which is driving up demand for the currency.

"It is widely assumed in the market that the bulk of the payouts will ultimately be sourced from European reinsurance companies, as appears to have been the case for the September 2010 New Zealand earthquake," Mr Callow said.

http://www.bbc.co.uk/news/business-12903060

Sunday, February 20, 2011

Hạnh phúc từ nghề đổ rác

Hạnh phúc từ nghề đổ rác

17/02/2011 - 14:25 Bay Vút

Mười lăm năm hành nghề lái xe đổ rác trong ba mươi năm định cư trên đất Úc, ông Lê Phước nay đã có cuộc sống “giản dị nhưng hạnh phúc” trên xứ người.

* Bình chọnBình chọn (0)
* Ý kiếnÝ kiến (0)
* ShareChia sẻ
* PrintBản in

[title]

Những người Úc gốc Việt làm nghề đổ rác đảm nhận rất nhiều dịch vụ đa dạng như dọn rác, đào ủi và di chuyển đất đá, san lấp mặt bằng, chở rác đi đổ, cho mướn thùng rác (bin)... (Bay Vút)
Đến với nghề đổ rác

Khi nhắc đến nghề đổ rác, nhiều người hay phiến diện nghĩ đó là nghề ‘thấp hèn’, thu nhập kém và chắc hẳn cũng rất ít ai muốn làm công việc nặng nhọc, không mấy sạch sẽ và có phần nguy hiểm khi phải tiếp xúc với nhiều loại rác thải như nghề này.

Tuy nhiên, trong một xã hội văn minh như nước Úc thì quan niệm đó chưa hẳn đúng.

Những người Úc gốc Việt làm nghề đổ rác ở Úc hiện nay có khá nhiều. Họ thường đảm nhận rất nhiều dịch vụ đa dạng như dọn rác, cắt cỏ, cắt cây, đào ủi và di chuyển đất đá, san lấp mặt bằng, chở rác đi đổ, cho mướn thùng rác lớn (bin) bằng sắt đủ loại kích cỡ (từ 4 - 24 mét khối)...

Với ông Lê Phước, một người đổ rác có tiếng ở tiểu bang Victoria thì ‘nghiệp đổ rác’ đến với ông khá tình cờ vào năm 1995. Trong một lần thuê người đến dọn nhà sang nơi ở mới và phải trả phí thuê bin cộng vận chuyển lên tới 200 đô-la, ông Phước chợt nhận thấy dịch vụ đổ rác có thể đem lại thu nhập ổn định. Hơn nữa, tại thời điểm đó công việc này mới chủ yếu do người Úc bản xứ đảm nhiệm.

Đã từng trải qua rất nhiều công việc để mưu sinh trên xứ người như làm công nhân trong hãng, xưởng, buôn bán xe hơi cũ, mở tiệm bánh mì..., ông Phước quyết định thử thời vận bằng cách mua một chiếc xe vận tải chuyên dụng để hành nghề đổ rác và tận tâm phục vụ cộng đồng người Việt ở bang Victoria cho tới ngày hôm nay.
“Nghề cực nhọc và đòi hỏi bền chí”

Chúng tôi theo ông Phước trong một buổi làm việc thường ngày ở các khu vực lân cận thành phố Melbourne. Địa bàn các vùng có nhiều người Việt sinh sống như Footscray, Sunshine, Richmond... được ông thông thuộc như lòng bàn tay.

Hàng ngày, theo yêu cầu của khách hàng, ông Phước thường mang bin đến đặt trước cửa nhà của họ rồi hai, ba ngày sau quay lại lấy bin đã chứa đầy rác mang đi đổ. “Một trong những điều quan trọng là phải hỏi khách hàng rác thải của họ thuộc loại gì để mình còn lo liệu khâu phân loại, xử lý và chở đi đổ ở từng khu vực riêng đúng theo quy định của chính quyền địa phương”, ông Phước nói.

Đưa chúng tôi đến thị sát kho bãi của ông ở vùng Sunshine North, ông Phước nhịp nhàng điều khiển chiếc xe vận tải có cần trục để cẩu các loại thùng rác vào nơi quy định, rồi lái chiếc Bobcat xúc rác chạy tới chạy lui một cách ‘điêu luyện’.

“Làm nghề đổ rác có đặc thù là bắt buộc phải lái xe thuần thục, nhất là kỹ năng lui xe, thả và cẩu bin đúng vị trí”, ông Phước kể. Năm xưa khi mới bắt đầu hành nghề, ông đã tập luyện kỹ năng này mất cả tháng trời ròng rã và dĩ nhiên sau đó còn là nhiều năm tháng ‘nghề dạy nghề’ thì mới có được kinh nghiệm lái xe ‘điêu luyện’ như ngày hôm nay.

“Đừng nghĩ lái xe đổ rác là việc dễ dàng. Đây là nghề cực nhọc và đòi hỏi sự bền chí rất lớn”, ông Phước cho biết thêm. Đặc biệt là người làm nghề phải có khả năng tự học hỏi và tự đúc kết kinh nghiệm vì “chẳng có trường lớp nào đào tạo nghề hốt rác cả và hiếm ai lại... thích thú đi học nghề này”.

Để gắn bó được với nghề và có mức thu nhập ổn định, ông Phước thừa nhận rằng “phải cần cù và chịu khó làm việc, thức khuya dậy sớm, chưa kể phải rèn luyện nhiều kỹ năng hỗ trợ cho nghề”.

Điển hình là ông Phước có thể kiêm luôn nghề thợ máy và thợ hàn để tự sửa xe khi bị hư hỏng hoặc nghiên cứu chỉnh đổi kết cấu chiếc xe vận tải để thuận tiện hơn cho công việc đổ rác.

Ngoài ra ông còn phải thông thuộc đường sá, biết sắp xếp lịch trình di chuyển sao cho ít tốn kém xăng dầu cũng như phải có kĩ năng giao tiếp tốt với khách hàng và giải quyết ổn thỏa những tình huống ngoài dự kiến, ví dụ như khách hàng trả bin trễ hay lượng rác của họ nhiều hơn bin...

“Nghề này coi vậy mà không hề đơn giản”, ông Phước đúc kết.

Sau rất nhiều năm bươn chải, siêng năng chịu khó làm nghề và biết dành dụm, tái đầu tư..., ông Phước hạnh phúc khi có một mái ấm gia đình giản dị, nuôi dạy hai người con đều nên người và thành tài.
Tự hào khi phục vụ cộng đồng

Ông Lê Phước có dáng vóc bên ngoài trẻ hơn hẳn độ tuổi 60 của mình và có cách nhìn về nghề đổ rác một cách tích cực.

Bước qua định kiến của xã hội và thói quen thông thường của con người vốn không thích tiếp xúc với rác rưởi, ông Phước bày tỏ “niềm tự hào khi phục vụ mọi người”.

Theo ông, “rác là thứ bỏ đi, thứ mà ai cũng muốn nó nhanh chóng ‘biến đi’ khỏi mắt mình, khỏi nơi cư ngụ của mình. Vì vậy, những người làm nghề đổ rác giúp mọi người được toại nguyện”.

Niềm hạnh phúc của ông Phước không chỉ là mức thu nhập ổn định từ nghề đổ rác mà là “góp phần giúp cho những khách hàng nở nụ cười” mỗi khi nhà cửa, sân vườn của họ được dọn dẹp sạch sẽ.

“Có lần tôi tình cờ trông thấy hai ông bà cụ hì hục nhổ bỏ gốc cây trước cửa nhà họ. Tôi liền dừng xe bước xuống tình nguyện giúp họ nhổ cây, dọn dẹp và mang rác đi đổ mà không nhận thù lao. Không ngờ nhiều tháng sau, đến ngày Giáng sinh, tôi bất ngờ nhận được một món quà lưu niệm cảm ơn từ hai ông bà gửi đến tận nhà. Đó là một trong những kỷ niệm của nghề mà tôi rất trân trọng”, ông Phước nói.
http://www.bayvut.com.au/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C3%BAc/ha%CC%A3nh-phu%CC%81c-t%C6%B0%CC%80-ngh%C3%AA%CC%80-%C4%91%C3%B4%CC%89-ra%CC%81c

Những người thợ có mức lương ‘khủng’ ở Úc

Những người thợ có mức lương ‘khủng’ ở Úc

15/02/2011 - 12:20 Kiều Chi

Nhiều người hay nói: ‘Văn hay chữ tốt không bằng người đốt đèn hàn’. Câu này chỉ là nói vui nhưng thực tế ở Úc hiện nay, người thợ hàn có thể kiếm... 2.000 đô-la (40 triệu đồng Việt Nam) trong một ngày!

* Bình chọnBình chọn (0)
* Ý kiếnÝ kiến (0)
* ShareChia sẻ
* PrintBản in

[title]

Thợ xây, thợ kiếng, thợ lót gạch hay thợ điện tại các dự án xây dựng nhà cửa ở Úc có thể kiếm 2.500 đô-la (50 triệu đồng Việt Nam)/tuần (ABC).
Thợ hàn không nghèo

Hiện nay, nhiều hãng xưởng khai thác mỏ ở Úc đang trong giai đoạn làm ăn khấm khá, sản xuất vội, làm giàu nhanh... hệt như cơn sốt vàng ở bang Victoria hồi thế kỷ 18.

Sự bùng nổ các dự án khai mỏ cộng với tình trạng thiếu thợ lành nghề và các tổ chức nghiệp đoàn thương thảo thành công mức lương cho công nhân là những yếu tố giúp cho một số thợ nghề tại Úc hiện nhận được các khoản lương hậu hĩnh bậc nhất thế giới.

Theo nhật báo The Australian, lương trả cho các nhân công lao động ở tiểu bang Tây Úc, vốn có rất nhiều các dự án khai mỏ, đã lên tới 100.000 đô-la/năm. Thợ hàn nối ráp dàn khoan ngoài biển nhận lương 2.000 đô-la/ngày. Thợ nề, thợ sắt tại dự án nhiệt điện được trả 4.000 đô-la/tuần.

Người thợ hàn làm việc tại dàn khoan được trả công 50 đô-la/giờ cộng phụ cấp 88 đô-la/ngày vì làm việc xa bờ, 500 đô-la tiền vé để về lại đất liền. Mỗi tuần công ty còn cho người thợ 1.000 đô-la bỏ túi gọi là để ‘động viên tinh thần’.

Nhiều giám đốc các dự án lắp ráp dàn khoan ngoài biển còn ‘méo mặt’ khi phải trả thêm nhiều phụ cấp cho công nhân. Ví dụ thợ hàn do phải sống trong các nhà hộp kiểu container đặt trên xà lan xây dựng, không có toilet và phòng tắm riêng nên được bồi dưỡng thêm 90 đô-la/ngày. Công nhân hàn tại dự án dầu khí ngoài khơi Tây Úc của hãng ExxonMobil vì phải ở những cabin có hai người được trả thêm 30 đô-la/ngày ‘bù đắp’ cho sự ‘thiếu riêng tư’.
Thợ nề: thu nhập 210.000 đô-la/năm!

Theo nhật báo Herald Sun, công nhân xây dựng, thợ lành nghề tại một số dự án xây dựng ở tiểu bang Victoria như dự án nâng cấp nhà máy xử lý nước thải ở Eastern, xưởng lọc nước biển ở Wonthaggi, nhà máy nhiệt điện chạy gas ở Mortlake... hiện đang nhận mức lương và phụ cấp hậu hĩnh có thể lên đến 210.000 đô-la/năm.

Tại các dự án này, thợ nề và lao động chân tay được trả lương cơ bản trung bình 1.600 đô-la/tuần. Có người được trả nhiều hoặc ít hơn tùy theo bằng cấp và kinh nghiệm.

Các công nhân này được hưởng nhiều phụ cấp như phụ cấp độc hại khi phải làm trong môi trường dơ bẩn, nhiều thán khí, tiền làm thêm giờ, tiền ăn trưa, tiền đi lại, tiền mua bandage cấp cứu,tiền tàu xe nếu phải sống xa nhà... Cộng các khoản phụ cấp này lại thì lương của thợ xây sẽ tăng... gấp đôi.

Trong thời gian thi công dự án, thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, khối thợ xây sẽ đuợc tăng lương để chủ thầu có thể giữ thợ giỏi làm việc đến lúc dự án hoàn tất.

Theo Herald Sun, hai nguyên nhân chính khiến thợ được trả lương cao “chót vót” là do tình trạng thiếu thợ lành nghề (phải trả lương cao để thu hút người giỏi) và vai trò lớn mạnh của nghiệp đoàn trong chuyện thương thảo tập thể, nâng lương cho các thành viên.

Mỗi khi nghiệp đoàn đưa ra yêu sách về lương bổng, giám đốc dự án chỉ có nước ‘gật đầu’ vì sợ công nhân đình công gây đình trệ tiến độ xây cất.
Bạn chọn ‘lao động chân tay’ hay ‘lao động trí óc’?

Nhận định thời điểm này đang là thời hoàng kim của nhóm thợ xây và thợ lành nghề (trong lãnh vực điện, nuớc, gas, hàn xì) và nhóm thợ khai mỏ được nhiều độc giả của báo Herald Sun tán thành.

Kristoff Nicholas từ Newcastle thừa nhận thợ Úc trong lãnh vực xây cất đang sống rất khỏe. “Đúng rồi. Thợ xây, thợ kiếng, thợ lót gạch hay thợ điện tại các dự án xây dựng nhà cửa có thể kiếm 2.500 đô-la/tuần dễ dàng. Họ chỉ cần làm 40 giờ/tuần thôi”.

Jenin Chicotta từ Victoria thì cho rằng việc trân trọng thợ giỏi nghề bằng cách trả lương cao cho họ là điều xác đáng. “Tôi không thấy gì là dị ứng cả. Muốn kiếm đuợc nhiều tiền, mỗi ngày đến công trường người thợ phải làm đến nơi đến chốn. Không có tình trạng lập lờ. Nó khác với mấy tay giám đốc điều hành (loại CEO đấy) lương rất cao nhưng đôi khi kết quả kinh doanh lại rất tệ”.

Jenin cho rằng bình thường người thợ làm việc nặng nhọc hơn một giám đốc. “Họ xứng đáng hưởng lương cao quá đi chứ”, Jenin kết luận.

Baker Samuel từ Melbourne ca ngợi nước Úc công minh, dám trả lương cao cho những người chịu khó làm việc. “Chúng ta nên cảm thấy may mắn khi sống ở quốc gia trả lương sòng phẳng cho những ai lao động hết mình. Trả 200.000 đô-la/năm cho người thợ làm ở nơi bụi bặm, hôi hám, đôi khi còn làm thêm ngoài giờ thì âu cũng công bằng thôi”.
Những trăn trở

Vấn đề lương bổng cho những người thợ khá cao so với mặt bằng chung ở xã hội Úc có thể tạo ra một số trăn trở.

Giới chủ công trình, các nhà thầu than thở họ bị sức ép về chi phí nhân công đội lên một cách không cần thiết. Chi phí dự án xây cất có thể tăng cao và người tiêu dùng buộc phải gánh chịu.

Năm 2010, công nhân dàn khoan tại dự án Kipper Tuna Turrum thuộc công ty BHP Billiton, vùng eo biển Bass Strait (giữa lục địa Úc và đảo Tasmania) hưởng lương cao hơn năm 2009 tới 30% khiến chi phí của dự án cuối cùng bị đội giá thêm khoảng 160 triệu đô-la.

Những thành phần thuộc ‘lao động trí óc’ trong xã hội thì so sánh và cảm thấy chút ‘tủi thân’ khi dù được học hành đầy đủ, có bằng cấp, kiến thức ngon lành nhưng thu nhập lại không bằng nhiều người khác làm việc chân tay.

Rõ ràng nhiều người thuộc nhóm lao động trí thức, những người có bằng đại học tại Úc nhưng thu nhập ít đã không lấy gì làm vui.

Một bạn trẻ tên Steve Chiles vừa tốt nghiệp đại học nhưng cảm thấy muốn đổi nghề vì: “Khi còn nhỏ ba mẹ dặn tôi là hãy ráng học, kiếm tấm bằng đại học, sau này đi làm cho đỡ cực. Sau bốn năm đại học, với hai văn bằng, nay dù có việc làm, tôi vẫn luôn kẹt tiền”.

“Sau này tôi sẽ nói với con tôi là đừng có dính đến đại học nữa. Hãy học một nghề nào đó. Như thế mới kiếm được nhiều tiền. Nhưng quan niệm như vậy có nghĩa là xã hội Úc đang thụt lùi chăng?”, Steve nói.

Một người khác tên là Alan Parsons kể láng giềng của anh là một người làm thợ điện và khá giàu có. “Tôi tôn trọng việc làm của anh ta nhưng nhìn lại mình thì tôi không hiểu tại sao một người trí thức, tốt nghiệp đại học, có việc đàng hoàng như tôi đây mà vẫn phải vật lộn với cuộc sống khó khăn?”, Alan than thở.

Anh cho rằng đó là lý do tại sao mỗi khi có cơ hội thì dân trí thức ở Úc sẽ bỏ đi các nước khác kiếm việc làm, dẫn đến tình trạng nước Úc bị ‘chảy máu chất xám’.
http://www.bayvut.com.au/n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C3%BAc/nh%C6%B0%CC%83ng-ng%C6%B0%C6%A1%CC%80i-th%C6%A1%CC%A3-co%CC%81-m%C6%B0%CC%81c-l%C6%B0%C6%A1ng-%E2%80%98khu%CC%89ng%E2%80%99-%C6%A1%CC%89-u%CC%81c

Wednesday, June 23, 2010

Khám đường Úc đông tù nhân người Việt

Khám đường Úc đông tù nhân người Việt





Cập nhật: 09:09 GMT - thứ tư, 23 tháng 6, 2010

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/06/100623_female_prisoners_aust.shtml

Đánh roulette tại sòng bài

Nhiều phụ nữ gốc Việt tại Úc vào sòng bài để giải sầu và mắc nợ lớn.

Tính đến giữa tháng Sáu, có 45 nữ tù nhân người Úc gốc Việt trong hệ thống nhà tù tiểu bang Victoria, Úc châu.

Số nữ tù nhân tại tiểu bang có dân số đông thứ nhì tại nước Úc là 312, báo The Age đưa tin.

Phụ nữ gốc Việt chiến 16 phần trăm sĩ số tù nhân. Trong khi người Việt định cư tại tiểu bang vùng Đông bộ Úc châu chiếm có 1,6 phần trăm dân số.

Theo một chuyên gia cộng đồng tại tiểu bang Victoria, con đường vào tù của một số chị em khá giống nhau. Đó là không nói được tiếng Anh, ở nhà thấy buồn, vào sòng bài giải sầu, dẫn đến mắc nợ lớn. Nhiều người dính đến hoạt động phi pháp để lấy tiền trả nợ.

“Trồng cần sa, gian lận trợ cấp xã hội, buôn bán ma túy, nhiều cách kiếm tiền không chính đáng đã đẩy một số chị em vào cảnh tù đầy,” bà Huỳnh Cẩm Hồng, Chủ tịch Hội tương trợ Phụ nữ Úc Việt cho BBC Việt Ngữ biết trong cuộc phỏng vấn ngày 23/6.

Lý do đưa đẩy những người này đến sòng bài (casino) theo bà Hồng là do nhiều tác động khác nhau.

“Một phần những người đó họ không rành tiếng Anh. Họ không dùng dịch tư vấn, giúp đỡ của người Úc, của cộng đồng, mỗi khi gặp khó khăn trong chuyện gia đình.

“Họ cho rằng đi vào casino là tốt nhất. Không gian, lối trang trí và cách mời chào của sòng bài làm cho họ mất cảm giác phân biệt ngày đêm. Sòng bài hầu như là cách giải trí duy nhất của một số người không nói được tiếng Anh.”

“Khi bị thua, xuất hiện một số người đề nghị cho vay tiền. Đó là những kẻ cho vay nóng với lãi suất cao (loan shark). Một khi mắc nợ rất khó trả dứt, vì lãi suất rất cao.”

http://www.doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0610/baimoi0610_352.html

Sunday, May 23, 2010

Dân Australia hãi hùng vì khoáng sản


Dân Australia hãi hùng vì khoáng sản
Cập nhật lúc 09:57, Thứ Hai, 24/05/2010 (GMT+7)
,

Phong cảnh đẹp tuyệt vời, tự nhiên phong phú, vùng mỏ than của thung lũng Upper Hunter tại New South Wales góp phần giải thích vì sao Australia thường được gọi là mỏ than của thế giới.

Những mỏ than lộ thiên khoét sâu vào lòng đất mênh mông đến nỗi khiến các xe tải vận chuyển than đá kích cỡ bằng cả một ngôi nhà đi trên trục đường nối giống như thứ đồ chơi nhỏ bé.

Một mỏ than ở Thung lũng Hunter (Ảnh abc)
Một mỏ than ở thung lũng Hunter. Ảnh: abc

Xe lửa chở hàng sau đó đưa than xuống thung lũng, tới Newcastle, cơ sở xuất khẩu than lớn nhất thế giới. Tại lối ra vào cảng, những chiếc tàu chuyên chở khổng lồ xếp hàng nhiều tuần, chờ đợi vận chuyển than tới các nước như Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

34 mỏ than ở thung lũng Hunter không chỉ mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho các công ty khai thác mỏ, mà còn tạo ra công ăn việc làm với mức lương kha khá cho cộng đồng cư dân địa phương có sinh kế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên.

Sau đó là số tiền thuê mỏ khổng lồ trị giá hơn 1 tỉ USD mà New South Wales có thể đàng hoàng đưa vào kho bạc của bang.

Nhưng, sự thịnh vượng luôn có cái giá của nó: ảnh hưởng sức khoẻ tới cộng đồng địa phương, đặc biệt là trẻ em do chất lượng không khí tồi tàn ở trong thung lũng. Người dân ở đây sợ rằng, một khu vực giàu có cũng đồng nghĩa với một vùng ốm yếu.

Ám ảnh hen suyễn

Lên thung lũng Upper Hunter vào một ngày thu muộn với bầu trời xanh trong lại càng dễ nhận thấy từng đám mây khói bụi cuồn cuộn bốc lên từ khu mỏ.

Chỉ sau vài giờ có mặt ở đây, người ta thậm chí sẽ nếm được cả “vị kim loại” và khuôn mặt được bao phủ một lớp bụi xám. Nếu chỉ ít giờ đứng sát mỏ lộ thiên, sẽ thấy mắt nhức nhối. Ô nhiễm bị cho là nguyên nhân chính gây ra mọi vấn đề.

Năm trước, hơn 100 tấn kim loại độc hại, bao gồm thạch tín, chì và coban thải vào không khí từ các khu mỏ và nhà máy điện tại thung lũng này.

Với những người dân sống ở đây, nó đã gây ra vấn đề lớn về sức khoẻ. Nói đúng hơn, theo họ là một cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng.

Trong tháng này, chính quyền của New South Wales đã đưa ra một báo cáo về tình trạng sức khỏe trẻ em. Báo cáo cho thấy gần 40% trẻ trong độ tuổi 9-15 ở thung lũng Hunter Valley và khu vực New England mắc bệnh hen suyễn. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình của toàn bang là 12%.

Báo cáo không chỉ rõ sự liên quan trực tiếp giữa hoạt động khai thác mỏ và tỉ lệ mắc hen suyễn cao hơn nhiều mức trung bình, nhưng người dân địa phương thì không ngừng đưa ra những kết luận của riêng họ. Nhiều năm nay, họ than phiền các mỏ lộ thiên đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trải nghiệm thực tế

Hãy nghe câu chuyện của Courtney Gee, một nữ sinh sống ở nông trang gần một mỏ lộ thiên trong thung lũng.

Em bị mắc chứng hen suyễn và phải dùng rất nhiều loại thuốc, gồm cả Ventolin và Seretide, để thở dễ dàng hơn. Mỗi khi bị căn bệnh này tấn công, em cảm giác hơi thở mình giống như đi qua một cọng rơm bé nhỏ.

Tại ngôi nhà nơi em trở về sau những giờ học, em vội vã, ho hắng và lao đến tủ thuốc trong bếp. Tình trạng sức khoẻ của em trở nên khá hơn mỗi khi em rời thung lũng đi nghỉ ở nơi khác. Tuy nhiên, em trở nên yếu hơn nhiều vào năm ngoái và phải nghỉ học trong ba tháng.

Gần đây, một đám mây màu cam bốc lên từ khu mỏ và trôi dạt về nơi có nông trang. Em lập tức bị đau đầu, chảy nước mắt, nước mũi. Mẹ em, bà Di Gee, mô tả tình trạng sức khỏe của con gái: "Đôi khi tôi tự hỏi con tôi thức dậy thế nào, tự hỏi liệu có thể có thêm nhiều người ra đi vì hen suyễn hay không. Tôi rất thương con, chia sẻ cùng con vì những gì con đã trải qua. Giờ đây, chúng tôi phải làm gì đó”.

Xung đột lợi ích

Peter Kennedy là một thợ mỏ cống hiến cả cuộc đời cho công việc khai thác và làm việc cho một trong những công ty mỏ lớn nhất ở thung lũng. Ông không muốn nói rõ tên công ty vì sợ bị kỷ luật hoặc sa thải.

Giờ đây, chính ông đang đấu tranh chống lại việc mở rộng các khu mỏ, vì ảnh hưởng tới chất lượng không khí trong thung lũng.

"Những gì chúng tôi chứng kiến là tỉ lệ hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản gia tăng không ngừng ở thế hệ con cháu chúng tôi”, ông nói. "Chúng tôi ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ vấn đề sức khoẻ cộng đồng đang ngày một tồi tệ, nguy hiểm”.

Hội đồng Khoáng sản New South Wales cho biết, các công ty khai thác mỏ đã cố gắng giảm thiểu khói bụi, rằng họ không ngừng theo dõi thực tế, đồng thời đánh giá, khả năng ảnh hưởng tới sức khoẻ là rất nghiêm trọng.

Hội đồng nhấn mạnh, công nghiệp khai khoáng có những quy định chặt chẽ và rất khó để xác định ảnh hưởng của một ngành công nghiệp tới chất lượng không khí.

Chính quyền New South Wales gần đây đã tuyên bố sẽ giám sát, kiểm tra ô nhiễm không khí chặt chẽ hơn. Họ đã thiết lập thêm nhiều thiết bị kiểm tra chất lượng không khí trong khu vực.

Tuần trước, chính quyền bang đã hủy kế hoạch phát triển một mỏ lộ thiên gần thị trấn Scone. Kế hoạch này bị các chủ đất địa phương, đặc biệt là những người hoạt động trong công nghiệp chăn nuôi ngựa giống thuần chủng phản đối mạnh mẽ.

Những nhà hoạt động môi trường như Peter Kennedy tin rằng, dù sao thì vẫn luôn tồn tại một sự xung đột rõ ràng trong lợi ích. Bởi New South Wales không thể giám sát chặt chẽ ngành công nghiệp khai thác khoáng sản như họ cần phải làm bởi sự phụ thuộc nguồn tiền thuê mỏ.

Những nhà hoạt động môi trường mong muốn có một tổ chức độc lập thực hiện việc giám sát chất lượng không khí.

Một ngày ở thung lũng Hunter, người ta được chứng kiến khoảnh khắc hoàng hôn tuyệt đẹp. Nhưng, mặt trời đã biến mất sau những dãy núi khi đám mây bụi khổng lồ dâng cao trong không khí từ một mỏ khai thác.

*

Thái An (Theo BBC)
http://vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Dan-Australia-hai-hung-vi-khoang-san-911918/

Thursday, May 20, 2010

Hãng Úc Vào Biển VN Tìm Dầu, Ngư Dân Bất Kể TQ Cấm Biển

Hãng Úc Vào Biển VN Tìm Dầu, Ngư Dân Bất Kể TQ Cấm Biển

Không rời bỏ Biển Đông... Đó là quyết tâm của ngư dân Việt Nam, bất kể lệnh cấm đánh cá ba tháng do chính phủ Trung Quốc áp đặt trên vùng biển Hoàng sa và Trường Sa của VN.
Trong khi đó, Đài BBC loan tin rằng một công ty Úc đang cùng đối tác VN thăm dò dầu ngoaì khơi tỉnh Quảng Ngãi.
Bản tin báo Tiền Phong hôm 20-5-2010 cho biết là “Trước lệnh cấm đánh cá vô lý của Trung Quốc: 500 ngư dân liên kết bám biển Hoàng Sa.”
Bản tin viết, “Không bỏ ngư trường mặc cho lệnh cấm đánh cá đơn phương và vô lý của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam (từ ngày 16-5 đến 1-8-2010), ngư dân các tỉnh miền Trung vẫn kiên cường sát cánh bên nhau bám biển mưu sinh, quyết giữ ngư trường truyền thống của Việt Nam...
Theo thống kê của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi, đến thời điểm hiện nay, có 50 tàu thuyền và gần 500 ngư dân đang đánh bắt tại vùng biển Hoàng Sa, 113 tàu thuyền, 2.204 ngư dân đang đánh bắt tại vùng biển Trường Sa.
Một trong những địa bàn có số lượng ngư dân đi Hoàng Sa đông nhất hiện nay, là xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) với tổng số 24 thuyền, 235 ngư dân. Tại địa bàn này có 2 đài thông tin cộng đồng ở thôn Châu Thuận và Định Tân. Thông tin từ Hoàng Sa luôn dồn dập được chuyển về đất liền.
Theo các ngư dân, muốn bảo vệ nhau thì phải vừa làm vừa canh chừng. Chính vì vậy, tất cả các tàu thuyền đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa đang liên kết thông tin hết sức chặt chẽ. Khi trên biển xuất hiện một chấm đen, máy Icom trên các thuyền đã thông báo để tất cả các tàu tập trung sự chú ý, phòng tránh...”
Trong khi đó, bản tin đài BBC hôm Thứ Năm cho biết:
“Công ty thăm dò - khai thác dầu khí Neon Energy của Úc đang cùng đối tác Việt Nam thăm dò địa chấn ngoài khơi Quảng Ngãi.
Thông cáo của Neon Energy cho hay bắt đầu từ ngày 17/05, việc thăm dò địa chấn hai chiều được tiến hành ở Lô 120 ngoài khơi Quảng Ngãi...
Công tác thăm dò này do tàu khảo sát địa chấn Aquila Explorer kéo dây cáp dài 6km thực hiện trong một chiều dài 2.020 km.
Các thông số nhận được sẽ bổ sung cho kho tư liệu địa chấn mà Neon đã có từ năm 1991.
Được biết đợt khảo sát địa chấn thực hiện cùng đối tác Việt Nam là Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP).
Theo bảo vệ tàu Aquila Expoler là bốn tàu của hải quân Việt Nam và PVEP.
Neon ước tính việc thăm dò địa chấn sẽ kéo dài 25 ngày, hoặc ít hơn, nếu điều kiện thời tiết cho phép.
Giám đốc điều hành Neon Energy, Ken Charsinsky, nói hợp đồng thăm dò địa chấn là mốc dấu quan trọng cho hoạt động ngoài khơi Việt Nam của Neon và nó sẽ giúp xác định "triển vọng dầu khí", tiến tới khoan dầu và khai thác trong tương lai.”
Đaì BBC cũng ghi nhận về áp lực Trung Quốc đối với các công ty thăm dò dầu ở Biển Đông.
Bản tin BBC viết:
“...Việc khai thác dầu khí ngoài khơi lâu nay đã là chủ đề gay cấn trong quan hệ giữa các quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.
Trung Quốc, nước lớn nhất trong khu vực, cương quyết phản đối việc Việt Nam hợp tác làm ăn tại đây.
Thông qua các đại sứ quán tại nước ngoài, Bắc Kinh đã gây áp lực lên các công ty dầu khí quốc tế muốn cùng Việt Nam khai thác dầu khí tại khu vực biển đang tranh chấp.
Hồi tháng Sáu 2007, dưới áp lực của Trung Quốc, một công ty khác là Tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) đã ngừng việc thăm dò khảo sát địa chấn tại khu vực Nam Côn Sơn, giữa Trường Sa và bờ biển Việt Nam "để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề".
BP chính thức rút khỏi dự án thăm dò này vào tháng 3/2009.”

http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=159442

Wednesday, February 17, 2010

Dân Úc Phải “làm Lụng Nặng Nhọc Hơn, Lâu Dài Hơn Với Ít Lợi Ích Hơn”

Dân Úc Phải “làm Lụng Nặng Nhọc Hơn, Lâu Dài Hơn Với Ít Lợi Ích Hơn” Việt Báo Thứ Hai, 2/8/2010, 12:00:00 AM
Dân Úc Phải “Làm Lụng Nặng Nhọc Hơn, Lâu Dài Hơn Với Ít Lợi Ích Hơn”

CANBERRA: Đầu tuần này thì tổng trưởng kinh tế liên bang, ông Wayne Swan, đã cho phổ biến một bản tường trình nhan đề “Australia to 2050: Future Challenges”- Nước Úc Cho Đến Năm 2050: Những Thử Thách Trong Tương Lai”. Bản tường trình này cho thấy ba vấn đề bao gôm sự lão hóa của dân số, sự thay đổi khí hậu và vấn đề chăm sóc y tế sức khỏe sẽ là những gánh nặng cho nền kinh tế Úc trong năm 2050. Trong vòng 40 năm tới đây thì chi phí dành cho lãnh vực y tế sẽ bị tăng gấp đôi bởi vì dân số ước lượng là 35 triệu người sẽ già trên 65 tuổi.
Trong lúc phổ biến bản tường trình thì ông Swan cũng đồng thời công bố việc chính phủ liên bang dự trù sẽ bỏ ra $43 triệu Úc Kim cho những biện pháp nhằm khuyến khích người lớn tuổi tiếp tục làm việc vì chính phủ muốn gia tăng và phát triển công suất hầu có thể làm vơi đi những áp lực lên ngân sách.
Tuy nhiên, ông Joe Hockey, phát ngôn nhân kinh tế của phe đối lập liên bang tuyên bố rằng bảng tường trình này chẳng có điều gì mới lạ cả và chính phủ Rudd đã không cho người dân biết chính phủ sẽ làm gì để đối phó với những thử thách này. Ông nói: “Rõ ràng là theo quan điểm của chính phủ liên bang thì người dân Úc sẽ phải làm việc nặng nhọc hơn, lâu dài hơn với ít lợi ích hơn, ở những thành phố đông đúc chật chội hơn. Những dữ liệu này đã chứng thực rằng theo chương trình nghị sự của ông Rudd thì người dân Úc có thể sẽ phải có một cuộc sống mà chất lượng thua xa chất lượng mà chúng ta hiện đang được hưởng”.
Ông Hockey cho rằng chính phủ liên bang nên chuyên chú vào việc đưa ngân sách trở lại thặng dư và giải quyết những khó khăn mà người dân Úc hiện nay đang phải đối đầu chẳng hạn như giá cả nhà cửa tăng vọt và sự lên giá của điện lực. Ông nhấn mạnh: “Đây là những vấn đề mà người dân Úc muốn được giải quyết ngay hôm nay và chính phủ Rudd chỉ dời sự quyết định cho đến năm 2050. (Việc này) nặc mùi của một chính phủ hèn yếu, thiếu quả quyết không chuẩn bị sẵn sàng để trực diện đối phó với những thử thách khó khăn”.

http://www.vietbao.com/?ppid=75&pid=59&nid=155358